Hướng Dẫn Quy Trình In Trên Giấy Decal Chi Tiết Từ A – Z

151 lượt xem 06/Th1/25

In trên giấy decal là một trong những phương pháp in ấn phổ biến, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực từ quảng cáo đến bao bì sản phẩm. Với cấu tạo gồm lớp bề mặt có thể in ấn, lớp keo dính và lớp đế bảo vệ, giấy decal cho phép tạo ra các sản phẩm in ấn chất lượng cao với khả năng bám dính tốt trên nhiều bề mặt khác nhau. 

Chuẩn bị trước khi in trên giấy decal 

Trước khi in ấn decal bạn cần thiết kế file in, chọn máy in phù hợp và mực in phù hợp với máy.  

Thiêt kế file in

File in cần được thiết kế trên các phần mềm chuyên dụng như Adobe Illustrator hoặc CorelDRAW, đảm bảo độ phân giải cao (ít nhất 300 DPI) và hệ màu CMYK để màu sắc lên đúng chuẩn. Đồng thời, việc kiểm tra chính tả, bố cục và các yếu tố như khoảng cách lề, kích thước tem nhãn cũng là điều không thể bỏ qua, giúp sản phẩm hoàn thiện đạt mức chính xác cao nhất.

Lựa chọn máy in phù hợp

Với decal giấy, máy in phun hoặc máy in laser thông thường có thể đáp ứng được yêu cầu cơ bản. Tuy nhiên, nếu in trên decal nhựa PVC – loại vật liệu có độ bền cao và yêu cầu chống nước – các dòng máy in chuyên dụng như máy in UV hoặc máy in chuyển nhiệt là lựa chọn tối ưu. Việc sử dụng đúng loại máy in không chỉ đảm bảo hiệu suất cao mà còn giúp kéo dài tuổi thọ của thiết bị.

Lựa chọn máy in decal phù hợp
Lựa chọn máy in decal phù hợp

Lựa chọn mực in

Đối với decal giấy, mực dye hoặc mực pigment thường được sử dụng, tùy thuộc vào nhu cầu in ấn thông thường hay yêu cầu chống nước. Trong khi đó đối với decal nhựa, mực UV hoặc mực solvent là lựa chọn lý tưởng vì khả năng chống thấm và bám dính cao trên các bề mặt trơn. Chất lượng mực in không chỉ ảnh hưởng đến độ bền màu mà còn tác động đến khả năng hiển thị thương hiệu trên sản phẩm.

Quy trình in trên giấy decal chi tiết

Quy trình in ấn decal được thực hiện thông qua các bước sau:

Bước 1: Chuyển file in đã thiết kế từ máy tính quá máy in. 

Bước 2: Tiến hành cài đặt các chế độ trên máy in. 

Bước 3: Nhấn khởi động máy in. 

Bước 4: Máy nhận diện thông tin từ file in, di chuyển các đầu phun mực đến vị trí đặt decal, sau đó tiến hành phun mực lên vật liệu để tạo nội dung. 

Bước 5: Sau khi hoàn tất quá trình in, đợi mực khô sau đó gia công cán màng và cắt bế. 

Quy trình in ấn decal
Quy trình in ấn decal

Các công đoạn sau khi in decal

Hoàn thiện decal sau khi in đòi hỏi sự cẩn thận và chính xác trong từng công đoạn để đảm bảo chất lượng, độ bền và tính thẩm mỹ.

Sấy khô decal

Sau khi in bề mặt decal cần được làm khô để mực bám chắc và không bị nhòe khi xử lý tiếp theo. Phương pháp sấy khô phổ biến là sử dụng máy sấy nhiệt hoặc máy sấy UV. Đối với in bằng mực UV, máy sấy UV sẽ kích hoạt tia UV giúp mực khô ngay lập tức và bám dính mạnh mẽ trên bề mặt. Trong khi đó máy sấy nhiệt phù hợp với mực gốc nước hoặc solvent giúp mực khô đều và đạt độ ổn định cao. Quá trình sấy không chỉ đảm bảo độ bền màu mà còn giúp sản phẩm chịu được tác động từ môi trường như độ ẩm hoặc ánh sáng mạnh.

Cán màng bảo vệ

Cán màng là bước phủ thêm một lớp bảo vệ lên bề mặt decal giấy không cán màng, giúp tăng độ bền và cải thiện tính thẩm mỹ. Lớp màng có thể là màng bóng hoặc màng mờ, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng. Màng bóng tạo hiệu ứng sáng bóng, giúp màu sắc nổi bật hơn, trong khi màng mờ mang lại vẻ tinh tế và giảm chói. 

Ngoài ra, lớp màng bảo vệ còn tăng khả năng chống nước, chống trầy xước và bảo vệ màu in dưới tác động của tia UV, đảm bảo sản phẩm bền đẹp trong thời gian dài. Quy trình này được thực hiện bằng máy cán màng, nơi lớp màng được ép lên bề mặt decal dưới áp suất và nhiệt độ thích hợp.

Quy trình gia công cán màng decal
Quy trình gia công cán màng decal

Cắt bế decal 

Cắt bế là công đoạn cuối cùng để định hình decal theo thiết kế mong muốn. Quy trình này thường sử dụng các máy cắt bế hiện đại, đảm bảo độ chính xác cao và đường cắt sắc nét. Có hai phương pháp chính là cắt bế rời và cắt bế nửa. Cắt bế rời hoàn toàn tách tem nhãn khỏi lớp đế, phù hợp cho các sản phẩm cần dán riêng lẻ. Trong khi đó cắt bế nửa giữ nguyên lớp đế phía dưới, giúp decal dễ dàng bóc dán khi sử dụng. Để đạt hiệu quả tối ưu, máy móc cần được hiệu chỉnh chính xác, tránh tình trạng lệch hoặc hỏng hình dáng tem nhãn.

Các công nghệ in trên giấy decal phổ biến nhất

In trên giấy decal sử dụng công nghệ in phun và in laser. Mỗi công nghệ in sẽ có những đặc trưng riêng, phù hợp với nhu cầu của từng khách hàng. 

Công nghệ in phun

Công nghệ in phun sử dụng các đầu phun mực nhỏ để tạo ra hình ảnh trực tiếp trên bề mặt giấy decal. Đặc điểm nổi bật của công nghệ này là khả năng tái tạo màu sắc sống động, chính xác với độ phân giải cao. In phun phù hợp để in trên các bề mặt decal có kích thước đa dạng, đặc biệt là khi cần in ấn số lượng ít hoặc các mẫu thiết kế có nhiều chi tiết phức tạp. 

Tuy nhiên, mực in phun dễ bị nhòe nếu không được xử lý bề mặt hoặc cán màng bảo vệ sau khi in. Ngoài ra, loại mực được sử dụng như mực dye hoặc pigment, cũng ảnh hưởng đáng kể đến độ bền của sản phẩm trong điều kiện môi trường khác nhau. Công nghệ in phun là lựa chọn lý tưởng cho các nhu cầu in decal ngắn hạn hoặc cần màu sắc nét. 

Công nghệ in decal – in phun
Công nghệ in decal – in phun

Công nghệ in laser

Công nghệ in laser hoạt động bằng cách sử dụng tia laser để tạo hình ảnh trên trống mực, sau đó ép bột mực lên bề mặt giấy decal bằng nhiệt và áp lực. In laser nổi bật với tốc độ in nhanh, khả năng in số lượng lớn và độ chính xác cao. Công nghệ này cho ra sản phẩm có đường nét rõ ràng, màu sắc bền và khả năng chống nhòe tốt ngay cả khi không cần cán màng bảo vệ. 

Ngoài ra, in laser hoạt động hiệu quả trên cả decal giấy và decal nhựa, đặc biệt phù hợp với các loại decal in tem nhãn mã vạch, tem QR hoặc các ứng dụng yêu cầu độ bền cao trong môi trường ẩm ướt. Tuy nhiên, chi phí máy in laser và mực in thường cao hơn so với in phun, điều này khiến công nghệ này phù hợp hơn với các đơn hàng số lượng lớn.

Một số lưu ý khi in decal

In trên giấy decal là quá trình đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và chú ý đến từng chi tiết nhỏ để đảm bảo sản phẩm chất lượng. Dưới đây là ba lưu ý quan trọng bạn cần ghi nhớ!

Lựa chọn màu sắc phù hợp

Khi thiết kế và in decal nên sử dụng hệ màu CMYK thay vì RGB, bởi hệ màu CMYK đảm bảo sự đồng nhất giữa thiết kế trên màn hình và sản phẩm in thực tế. Ngoài ra, cần lưu ý chọn màu sắc hài hòa, phù hợp với thương hiệu hoặc mục đích sử dụng. Kiểm tra kỹ lưỡng màu sắc trước khi in giúp tránh sai lệch, đảm bảo sản phẩm đẹp và chuyên nghiệp.

Khi in ấn decal cần lựa chọn màu sắc phù hợp
Khi in ấn decal cần lựa chọn màu sắc phù hợp

Chọn độ phân giải phù hợp

Độ phân giải của file thiết kế quyết định độ rõ nét của hình ảnh trên decal. Để đảm bảo chất lượng in, file cần có độ phân giải tối thiểu 300 DPI. Các file có độ phân giải thấp sẽ dẫn đến hình ảnh bị mờ, răng cưa, hoặc không rõ nét khi in ở kích thước lớn. Đối với các thiết kế chứa văn bản hoặc chi tiết nhỏ, việc sử dụng độ phân giải cao sẽ giúp các yếu tố này được hiển thị rõ ràng, không bị nhòe. Trước khi gửi file in, cần kiểm tra lại độ phân giải và kích thước để tránh ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm.

Sử dụng vật liệu chất lượng

Chất lượng vật liệu in (giấy decal và mực in) ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền và tính thẩm mỹ của sản phẩm. Giấy decal cần phù hợp với mục đích sử dụng. Chẳng hạn, decal giấy cho các sản phẩm tiêu dùng thông thường, còn decal nhựa cho các sản phẩm cần độ bền cao và khả năng chống nước. Mực in cũng đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là trong việc chống phai màu hoặc bong tróc khi tiếp xúc với môi trường khắc nghiệt.

Một số vấn đề thường gặp khi in trên giấy decal và cách khắc phục

In trên giấy decal đôi khi gặp phải một số lỗi phổ biến làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Dưới đây là những vấn đề thường gặp nhất và cách khắc phục hiệu quả.

Lem màu

Lem màu xảy ra khi mực in bị chảy hoặc loang lổ trên bề mặt decal, thường do sử dụng mực không phù hợp hoặc quá trình sấy mực không đạt chuẩn. Để khắc phục, trước tiên cần đảm bảo sử dụng loại mực in tương thích với giấy decal như mực dye, pigment hoặc mực UV tùy theo công nghệ in. Ngoài ra, máy in cần được cài đặt đúng chế độ sấy mực và kiểm tra kỹ bề mặt giấy trước khi in để đảm bảo không có bụi bẩn hoặc dầu mỡ. 

Màu sắc không chính xác

Lỗi này thường xảy ra do sai hệ màu hoặc không hiệu chỉnh màu sắc phù hợp trước khi in. Để đảm bảo màu sắc in đúng như thiết kế, cần sử dụng hệ màu CMYK thay vì RGB trong file thiết kế. Đồng thời, máy in và màn hình cần được hiệu chỉnh màu định kỳ để giảm thiểu sai lệch màu sắc. 

Decal bị cong

Decal bị cong do lưu trữ giấy trong môi trường có độ ẩm cao hoặc do nhiệt độ không ổn định trong quá trình in. Để tránh vấn đề này, giấy decal cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng hoặc nguồn nhiệt cao. Khi in, cần đảm bảo máy in hoạt động ở nhiệt độ ổn định và giấy được căn chỉnh đúng cách trên khay in. Nếu decal đã bị cong, có thể thử làm phẳng bằng cách đặt dưới vật nặng trong vài giờ trước khi in.

Khi in decal thường gặp các lỗi như: lem màu, decal bị cong hoặc nhòe chữ
Khi in decal thường gặp các lỗi như: lem màu, decal bị cong hoặc nhòe chữ

Nhòe chữ

Nhòe chữ thường xảy ra khi độ phân giải của file thiết kế không đủ cao hoặc do mực in quá nhiều trên bề mặt decal. Để khắc phục, file thiết kế cần có độ phân giải tối thiểu 300 DPI. Trong quá trình in, cần điều chỉnh lượng mực in phù hợp với loại giấy decal đang sử dụng. Nếu chữ vẫn bị nhòe, kiểm tra đầu in và vệ sinh định kỳ để đảm bảo không có bụi bẩn hoặc tắc nghẽn làm ảnh hưởng đến chất lượng in.

Lời kết

In trên giấy decal là quy trình đòi hỏi sự tỉ mỉ và chuyên môn cao, từ khâu thiết kế đến hoàn thiện sản phẩm. Với nhiều lợi ích vượt trội cùng khả năng ứng dụng đa dạng, decal in ấn không chỉ giúp quảng bá thương hiệu mà còn đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng và lựa chọn đúng kỹ thuật sẽ đảm bảo chất lượng tối ưu cho sản phẩm in.

Danh mục:
Chat Facebook
Chat zalo
Gọi điện
Địa chỉ